GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG LÀ GÌ?

Giấy phép lao động hoặc giấy miễn Giấy phép lao động là một giấy tờ do Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh/thành phố hoặc Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cấp cho người sử dụng lao động cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam

  • Nội dung được thể hiện trong giấy phép lao động như tên và địa chỉ làm việc của đơn vị sử lao động, vị trí chức danh công việc mà người nước ngoài đảm nhận. Người lao động nước ngoài buộc phải làm công việc chính xác như đã được xác nhận trong giấy phép lao động, nếu không sẽ bị coi là phạm pháp.
  • Giấy phép lao động cho người nước ngoài có giá trị trong một thời gian đã được ban hành. Thời hạn giá trị của giấy phép lao động được ghi rõ trong giấy phép, thời hạn tối đa của giấy phép lao động là không quá 2 năm.
  • Trường hợp người nước ngoài muốn thay đổi chức danh công việc, nơi làm việc,…thì phải xin giấy phép lao động mới. Tuy nhiên, có một số trường hợp giấy phép lao động vẫn có giá trị mặc dù có sự thay đổi trong trường hợp cấp.

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG DO CƠ QUAN NÀO CỦA VIỆT NAM CẤP?

Giấy phép lao động hoặc giấy miễn Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam được cấp bởi các cơ quan hữu quan sau:

  • Do Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh/thành phố hoặc
  • Ban quản lý khu công nghiệp và
  • Khu chế xuất nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆTNAM

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
  3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
  4. Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
  5. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
  6. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

BƯỚC 1: Xin công văn chấp thuận vị trí tuyển dụng lao động người nước ngoài hay còn gọi giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho đơn vị sử dụng lao động (công ty, nhà thầu, văn phòng đại diên…) thì đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đề nghị cấp Giấy Phép Lao Động cho Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội nơi ngoài nước ngoài dự kiến làm việc. Nếu Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội có văn bản trả lời chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài thì chuyển sang bước 2

BƯỚC 2: Hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động Việt Nam cho người nước ngoài

1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài của đơn vị sử dụng lao động

2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế

3. Lý lịch tư pháp Việt Nam hoặc nước ngoài – Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp

  • Trường hợp người lao động nước ngoài chưa từng cư trú tại Việt Nam thì phải có văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp
     
  • Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần Lý lịch tư pháp Việt Nam do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp hoặc do Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp

4. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật

  • Đối với nhà quản lý, giám đốc điều hành: Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp hoặc người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan tổ chức; Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
     
  • Đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia: Có văn bản xác nhận là chuyên gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài; Hai là có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
     
  • Đối với người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật: là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 1 năm và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành được đào tạo

5. Văn bản chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài của Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội

6. 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng) ảnh chụp không quá 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ

7. Hộ chiếu sao y công chứng nguyên cuốn trên giấy A4

Chú ý: Đối với các giấy tờ Lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, các bằng cấp và giấy xác nhận kinh nghiệm nếu bằng tiếng nước ngoài phải được Hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thời gian xử lý: 4 – 6 tuần kể từ ngày nộp hồ sơ
 

THỜI HẠN ĐƯỢC CẤP CỦA GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, Giấy phép lao động sẽ phải được gia hạn trước 01 tháng tính đến ngày Giấy phép lao động hết hạn.

  • Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc tiếp của người nước ngoài cho người sử dụng lao động được xác định trong hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngoài làm việc tại Việt Nam hoặc hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;
  • Thời hạn tối đa cho mỗi lần gia hạn là 24 (hai mươi bốn) tháng.

    Các mức phạt đối với người sử dụng lao động:

    Người sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc trường hợp phải xin giấy phép lao động. Do vậy khi doanh nghiệp không tuân thủ theo quy định của Nghị định này về xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, người sử lao động nước ngoài sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

    <1>. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc báo cáo nhưng chưa đảm bảo những nội dung, thời hạn theo quy định của pháp luật.

    <2>. Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây:

    * Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

    * Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

    * Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.

    <3>. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.”

    Các mức phạt đối với người lao động nước ngoài:

    Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

    • Làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
    • Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.
Zalo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *